Đã sáu tháng trôi qua kể từ khi BlackBerry công bố ngừng tự mình sản xuất phần cứng và hợp tác với các đối tác bên ngoài. Công ty đã tập trung hơn vào phần mềm và thực hiện hàng loạt thỏa thuận cấp phép để sản xuất và phân phối điện thoại thông minh thương hiệu BlackBerry cho TCL tại Trung Quốc, Optiemus Ấn Độ và PT BB Merah Putih tại Indonesia. Trong một cuộc phỏng vấn cuối cùng của CEO John Chen với ấn phẩm của The Financial Times, ông nói rằng mình hài lòng với quyết định này và không hối tiếc về việc BlackBerry đã để lại một thị trường điện thoại thông minh có xu thế cạnh tranh cao. "Một cái gì đó phải được thực hiện. Tôi vui mừng cho phép các đối tác để thực hiện điều này. Tạm ngừng việc kinh doanh phần cứng, BlackBerry là trở lại nơi mà chúng tôi bắt đầu và tập trung vào sự phát triển của phần mềm và các giải pháp trong lĩnh vực an ninh thông tin, đồng thời cũng tạo cơ hội học tập tại các loại hình mới, chẳng hạn như các hệ thống cho xe ô tô thông minh" CEO John Chen chia sẻ. Tuy nhiên, việc tự mình sản xuất phần cứng là không thể tránh khỏi, với việc thị phần của thị trường hệ điều hành di động BlackBerry 10 theo ước tính của Gartner đứng ở mức dưới 1% trong quý IV của năm 2016. Công ty đã cố gắng để thâm nhập thị trường Android thiết bị với BlackBerry Priv và DTEK nhưng rồi trên cương vị một người lãnh đạo của công ty John Chen đã đi một nước cờ nhằm giữ vững thương hiệu phần cứng BlackBerry lâu dài và tạo nguồn doanh thu của hãng theo hình thức khác nhau. "Một vài năm tới sẽ ngày càng có nhiều người sẽ mua điện thoại thông minh BlackBerry hơn ngày hôm nay. Tôi cho rằng mặc dù tôi có thể sai, nhưng BlackBerry có thể sẽ đặt vấn đề trở lại với các dòng máy điện thoại thông minh" Người đứng đầu của BlackBerry - CEO John Chen chia sẻ. Có thể hiện tại BlackBerry về mảng di động đang trùng lại so với các nhà sản xuất khác, nhưng biết đâu đây đây là một nước cờ từ CEO John Chen vẫn giữ vững được lợi thế phần cứng nhằm nâng tầm ảnh hưởng trong thị trường điện thoại di động với việc thỏa thuận cấp phép với các nhà sản xuất khác và thu lợi nhuận theo từng đơn vị được bán ra. Mặt khác, John Chen và các đồng nghiệp đang đẩy mạnh bảo mật và phần mềm theo hướng đi cực kỳ tích cực. Tham khảo The Financial Times
@Nông Dân Thích nhất cái điện thoại của ông nội CEO John Chen dùng, nghe danh Blackberry với những mẫu điện thoại thông minh từ xưa...đến nay vẫn đang dùng BB Passport huyền thoại thông minh
Ảnh này là ảnh cũ mà. Lần trước có cái video phỏng vấn John Chen lão ý chuyển sang dùng Key One rồi, lại còn khen là vào instagram với facebook dễ dàng nữa. P/s : vài năm nữa Blackberry còn sống mà ra điện thoại BB10 thì tốt, chứ chạy Android thì nghỉ khỏi mua. Không liên quan chứ Blackberry mà chạy Android nó như em người yêu cũ, tên gọi vẫn như thế nhưng bản chất đã thay đổi, không thể yêu được.
cái hy vọng này xa vời lắm nó cũng Nokia mà thôi, phần cứng đã đành nó còn cả một môi trường phần mền rộng lớn để người dùng thoả mãn!
BlackBerry Android thì sao mà không ham nổi được trời. Trong khi lại kẹp Android khác với BlackBerry 10 và bbos :v
Có phần đúng nhé bạn, mình sài Priv search BlackBerry File Manager trên Play Store không có, tinh tuý BlackBerry đã không được gìn giữ trên Android trong khi hay bị push quảng cáo đột xuất lên màn hình chính, cái chết ngớ ngẩn nhất là cái chết vì quá được yêu ( mà không chịu đáp ứng ).!.
Quản lý file thì không của BlackBerry thì dùng cái khác, cũng nhiều mà còn quảng cáo đột ngột xuất hiện kiểu vậy là do cài những App chứa quảng cáo thôi kiểu app này không phải quảng cáo trong ứng dụng. Cả tảng Android nếu cài đều bị cả.